NHỮNG GIỚI LUẬT CỦA TU HÀNH MẬT TÔNG KIM CƯƠNG THỪA VÀ GIỚI LUẬT RIÊNG CỦA ĐẠI VIÊN MÃN (Phần I)

NHỮNG GIỚI LUẬT CỦA TU HÀNH MẬT TÔNG KIM CƯƠNG THỪA

GIỚI LUẬT

Sau khi tiếp nhận một quán đảnh từ vị Thầy Mật Tông Kim Cương Thừa, hành giả duy trì nhận biết bằng phương tiện của tâm linh hay cái thấy, kinh nghiệm, nhận biết của Mật Tông Kim Cương Thừa và cuộc sống phù hợp với giáo lý. Đây là sự tuân thủ giới luật (samaya). Nó là sự tương tục của sự thành tựu tâm linh sâu thẳm nhất và mật truyền của hành giả, nhận được trong khi quán đảnh.

BA PHÂN CHIA CỦA GIỚI LUẬT

Trong Phật giáo, có ba phân chia kỷ luật hay giới luật chính (sDom Pa). Đầu tiên là giới luật của Vinaya, kỷ luật của tu sĩ đạo Phật và người sùng mộ bình thường. Giới luật Vinaya chủ yếu là giới luật về thân. Thứ hai là giới luật Bồ tát. Rèn luyện này dựa trên việc có duy trì khao khát và cống hiến để phục vụ tất cả chúng sanh không có bất cứ tư lợi nào. Do đó, giới luật của Bồ tát chủ yếu là tinh thần. Thứ ba là giới luật mật tông. Giới luật này được đặt nền tảng trên trí tuệ bổn nguyên. Khi nhận quán đảnh, hành giả nên hiểu và nhận ra ý nghĩa của quán đảnh là trí tuệ, và sau đó duy trì trí tuệ đó bằng việc duy trì giới luật thanh tịnh. Thế nên, duy trì trí tuệ bổn nguyên là giới luật mật tông. Do vậy, giới luật Vinaya chủ yếu dựa căn bản trên cư xử về thân, giới Bồ tát dựa căn bản trên thái độ tinh thần, và giới mật tông dựa căn bản trên trí tuệ bổn nguyên, sự nhận thức thanh tịnh.

THỜI GIAN THỌ GIỚI

Có những khác biệt trong khi bạn nhận nhiều giới luật khác nhau. Trong rèn luyện của Vinaya hay Bồ Tát, các bản văn và giới luật giải thích trong rèn luyện đó được học trước, sau đó hành giả quyết định thọ giới hay không. Nhưng trong Mật Tông Kim Cương Thừa, trước tiên là nhận quán đảnh, và sau đó là học. Theo truyền thống, hành giả không thấy, đọc, hay nghe bất cứ điều gì về tantra cho đến khi nhận được trao truyền bằng việc nhập môn vào Mật Tông. Ở đây, hành giả có thể có nghi ngờ, “Làm sao tôi có thể tiếp nhận giới luật Mật Tông mà không được biết về chúng?” Đó là điểm cốt lõi! Mật Tông chỉ dành cho người đặc biệt đã chuẩn bị và không nghi ngờ. Mật Tông không dành cho người chưa biết hay chưa chuẩn bị. Trong Mật Tông Kim Cương Thừa, sau khi nhận quán đảnh bạn phải bảo tồn giới luật. Nó có tiềm năng lợi ích cũng như làm hại mạnh mẽ. Về tiếp nhận quán đảnh, đệ tử phải là người có năng khiếu đặc biệt, vị thầy là một người giác ngộ, và mandala đã ban phước như chất liệu trí tuệ. Khi có được sự kết hợp ba phẩm tính này, thì không cần đi qua tiến trình học trước, rồi sau đó quyết định thực hiện hay không. Việc sẵn sàng đồng nghĩa với việc được tiếp nhận vào Tantra.

GIỚI LUẬT CHUNG CHO CẢ HAI TRUYỀN THỐNG MẬT TÔNG KIM CƯƠNG THỪA CŨ VÀ MỚI

Có nhiều phạm trù giới luật. Trong tantra nội, chung cho cả hai tantra mới và cũ, có mười bốn vi phạm gốc (hay sa sút gốc, rTsa lTung), và tám vi phạm nặng (hay sa sút phụ, sBom Po).

MƯỜI BỐN VI PHẠM GỐC

Thứ NhấtKhinh chê hoặc phỉ báng Đạo Sư.

Thứ Hai: Khinh chê giáo huấn về Mật Giới

Thứ Ba: Không cần thiết nhưng lại phê phán đạo hữu kim cang, những người cùng nhận quán đảnh với mình từ một vị Thầy.

 

Ngài Guru Menla

 

Thứ Tư: Từ bỏ phát tâm từ bi với mọi chúng sinh hữu tình

Thứ Năm: Không hành trì Bồ Đề Tâm

Thứ Sáu: Bắt lỗi lời Phật dạy trong kinh điển Hiển Giáo lẫn Mật Giáo

Thứ Bảy: Tiết lộ giáo lý thực hành bí mật trong Mật Tông Kim Cương Thừa cho những người chưa học hoặc chưa nhận Quán Đảnh

Thứ Tám: Khinh chê thân người của chính mình

Thứ Chín: Từ bỏ thực hành tánh không

Thứ Mười: Thân cận người độc hại

Thứ Mười Một: Không ghi nhớ quan kiến về tánh không

Thứ Mười Hai: Đưa thông tin sai lệch làm thối thất hoặc hủy hoại tín tâm vào Phật Pháp và Giáo Pháp Mật Thừa của người khác

Thứ Mười Ba: Không hành trì đúng đắn những thệ nguyện về mối liên hệ giữa Thầy và trò

Thứ Mười Bốn: Khinh chê nữ giới

TÁM VI PHẠM THÔ

Sau khi đi vào các tantra nội, chúng ta nên kiềm chế vi phạm bất cứ một trong tám vi phạm thô sau đây:
1. Có một phối ngẫu là người thường, chưa được nhập môn vào con đường mật truyền.
2. Tiếp nhận cam lồ từ một nguồn không thích hợp, một phối ngẫu mật tông chưa nhập môn.
3. Không che dấu những biểu tượng bí mật của mật tông với các kinh mạch không thích hợp, người chưa nhập môn.
4. Quấy động bằng lời nói, thân thể trong tập hội mật tông như các nghi lễ bữa tiệc cúng dường.
5. Không nói sự thật hay không dạy cho người có kinh mạch thích hợp, mà lại nói điều đó cho người khác. Chẳng hạn, nếu người nào đó là một kinh mạch thích hợp cho Atiyoga mà lại đưa giáo lý của sutra (giáo tông).
6. Ở trong một nhóm thiếu tôn kính đến quan điểm và các thực hành của mật tông hơn bảy ngày. Điểm quan trọng là bạn nên luôn kiểm tra và đánh giá những gì có lợi nhất.
7. Ngụy tạo hay khoe khoang bạn là một Vajradhara (vị thầy mật tông) của tantra với sự tự kiêu, mặc dù bạn không có trí tuệ như vậy.
8. Đưa giáo lý bí mật cho người mà trước đó đã nhận giáo lý bí mật mà hiện nay không có niềm tin.

NHỮNG GIỚI LUẬT CỦA TU HÀNH MẬT TÔNG KIM CƯƠNG THỪA VÀ GIỚI LUẬT RIÊNG CỦA ĐẠI VIÊN MÃN (PHẦN II)
NHỮNG GIỚI LUẬT CỦA TU HÀNH MẬT TÔNG KIM CƯƠNG THỪA VÀ GIỚI LUẬT RIÊNG CỦA ĐẠI VIÊN MÃN (PHẦN III)

 

 

Leave Comment

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai.