NHỮNG GIỚI LUẬT KHÔNG PHỔ BIẾN CỦA DZOGPA CHENPO
Với những người đã được nhập môn vào thực hành của Dzogpa Chenpo, điều quan trọng là tuân theo những giới luật phổ biến và đặc biệt sau đây để duy trì và hoàn thiện sự thiền định và nhận biết của họ.
NHỮNG GIỚI LUẬT CHUNG CỦA DZOGPA CHENPO
Phạm trù phổ biến có hai mươi tám giới, được chia thành hai nhóm. Nhóm đầu tiên là hai mươi bảy giới về khía cạnh bên ngoài, bên trong, và bí mật của thân, khẩu, và ý của vị thầy gốc hay Lama. Toàn bộ pháp giới là một trong Mandala của vị Thầy Mật Tông Kim Cương Thừa. Mỗi khía cạnh bên ngoài, bên trong, và bí mật được phân chia thêm nữa thành những khía cạnh bên ngoài, bên trong, và bí mật nhỏ hơn. Giới cuối cùng thứ hai mươi tám, được thiết kế như sự thu thập của giới luật nhánh.
Trước tiên là hai mươi bảy giới luật gốc (rTsa lTung):
A. Những giới luật về Thân của vị Thầy Gốc
1. Bí mật của bên ngoài là kiềm chế việc giết hại.
2. Bên trong của bên ngoài là kiềm chế tà dâm.
3. Bên ngoài của bên ngoài là kiềm chế trộm cướp.
4. Bên ngoài của bên trong là kiềm chế sự khinh miệt cha mẹ, anh chị em họ.
5. Bên trong của bên trong là kiềm chế việc coi thường các biểu tượng của Giáo Pháp.
6. Bí mật của bên trong là kiềm chế việc xem nhẹ thân thể chính họ, vì đây là mandala của Bổn tôn.
7. Bí mật của bí mật là kiềm chế ngay cả việc dẫm lên bóng của vị Thầy.
8. Bên trong của bí mật là kiềm chế việc quấy rối vị phối ngẫu của vị Thầy hoặc của huynh đệ Vajra, thậm chí chỉ đùa giỡn.
9. Bên ngoài của bí mật là kiềm chế không đánh đập huynh đệ Vajra.
B. Những giới luật về Ngữ của vị Thầy Gốc
10. Bên ngoài của bên ngoài là kiềm chế nói dối.
11. Bên trong của bên ngoài là kiềm chế nói chia rẽ.
12. Bí mật của bên ngoài là là kiềm chế nói lời thô tục.
13. Bên ngoài của bên trong là kiềm chế việc thiếu tôn kính đến người giảng dạy Giáo Pháp.
14. Bên trong của bên trong là kiềm chế việc thiếu tôn kính đến người đang trầm tư về Giáo Pháp.
15. Bí mật của bên trong là kiềm chế việc thiếu tôn kính đến người đang thiền định về bản tánh tuyệt đối.
16. Bên trong của bí mật là kiềm chế việc chế nhạo phối ngẫu vị Thầy.
17. Bên ngoài của bí mật là kiềm chế việc chế diễu huynh đệ Vajra.
18. Bí mật của bí mật là kiềm chế việc nhạo báng vị Thầy.
C. Những giới luật về Ý của vị Thầy Gốc
19. Bên ngoài của bên ngoài là kiềm chế không tham lam.
20. Bên trong của bên ngoài là kiềm chế không ác ý.
21. Bí mật của bên ngoài là kiềm chế không tà kiến.
22. Bên ngoài của bên trong là kiềm chế không hoạt động đồi trụy.
23. Bên trong của bên trong là kiềm chế việc hôn trầm và trạo cử trong thiền định.
24. Bí mật của bên trong là kiềm chế khỏi quan điểm đồi trụy.
25. Bên ngoài của bí mật là kiềm chế không nghĩ tưởng về vị Thầy và phối ngẫu trong suốt cả ngày lẫn đêm.
26. Bên trong của bí mật là kiềm chế việc nghĩ tưởng về vị Bổn tôn của mình suốt cả ngày và đêm.
27. Bí mật của bí mật là kiềm chế việc suy nghĩ về kiến, thiền, hành suốt cả ngày và đêm.
Thứ hai là hai mươi lăm giới luật nhánh (Yan Lag):
A. Năm Giới Luật Trong Đó Hành Giả Mật Tông Kim Cương Thừa Nên Tận Dụng Phương Tiện Thiện Xảo Phi Thường
1. Sự loại bỏ [giải thoát] hay trừ tà. Mục tiêu chính của sự thực hiện này là loại bỏ bám chấp vào bản ngã và vô minh trong dòng tâm thức hành giả qua nhận biết, và loại bỏ chúng từ dòng tâm thức người khác qua các hoạt động của lòng bi.
2. Hợp nhất. Điều này có hai khía cạnh, tương đối và tuyẹât đối. Khía cạnh tương đối là kết hợp vật chất, khiến đem lại cực lạc, biểu tượng của trí tuệ bổn nguyên. Khía cạnh tuyệt đối là thiền định và nhận biết sự hợp nhất của hình tướng và tánh Không, khiến phát sinh trực tiếp đại cực lạc tuyệt đối.
3. Lấy những vật không được cho, khi mục đích là lớn hơn.
4. Nói dối vì lợi ích người khác.
5. Thờ phụng vì mục đích dẫn dắt người khác đến Giáo Pháp.
B. Năm Giới Không Từ Bỏ: Trong trường hợp này chúng ta không nói về các cảm xúc thông thường là những năng lượng với ý định thanh tịnh.
6. Không từ bỏ thèm khát – sự khao khát đến tất cả bà mẹ chúng sanh với lòng bi.
7. Không từ bỏ thù hận – sự thù ghét khiến loại bỏ tà kiến.
8. Không từ bỏ si mê – sự si mê không có tư duy phân biệt vì sự nhận biết thanh thản của luân hồi và niết bàn.
9. Không từ bỏ kiêu mạn – sự tự hào khiến có tự tin trong cái thấy bình đẳng.
10. Không từ bỏ đố kỵ – sự đố kỵ khiến không thừa nhận quan điểm và hoạt động nhị nguyên vào lãnh vực của bản tánh tối thượng. Nếu bạn đố kỵ, bạn sẽ không muốn để người nào vào cửa. Tương tự như vậy, sự đố kỵ không để tính nhị nguyên đi vào lãnh vực của bản tánh tối thượng.
C. Năm giới của việc chấp nhận: Điều này biểu hiện sự chấp nhận bất cứ thứ gì không phân biệt.
11. Chấp nhận phân (purisha).
12. Chấp nhận nước tiểu (mutra).
13. Chấp nhận máu (rakta).
14. Chấp nhận thịt (mamsa).
15. Chấp nhận tinh dịch (shukra).
D. Năm Giới Của Nhận Biết Thanh Tịnh
16. Năm kết tập (ngũ uẩn) như năm vị Phật và năm gia đình Phật.
17. Năm nguyên tố như năm vị phối ngẫu nữ của năm vị Phật.
18. Năm đối tượng cảm giác như năm nữ Bồ tát.
19. Năm giác quan như năm Bồ tát nam.
20. Năm màu như năm trí tuệ nguyên sơ.
E. Năm giới của sự đạt được thành tựu: Qua năng lực của năm tri kiến trước đó như là nhận ra các uẩn là năm vị Phật, nó là sự đạt trạng thái của năm gia đình Phật.
21. Sự thành tựu của Phật bộ.
22. Sự thành tựu của Kim Cương bộ.
23. Sự thành tựu của Bảo bộ.
24. Sự thành tựu của Liên Hoa bộ.
25. Sự thành tựu của Tác Nghiệp bộ.